Bài 2: Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol… là gì?
- Tác giả:
- Lê Hùng Phong
Vì là mấy hôm trước con mới làm quen với đàn nên hôm nay bố sẽ không đề cập việc thực hành thiếp theo ra sao. Hôm nay bố muốn kể cho con về bảy chú chim mà con sẽ là người điều khiển “chúng” sau này để chúng thay con diễn tả cảm xúc của mình nhé!
Bố không định bắt con học qua LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ÂM NHẠC THẾ GIỚI vào lúc này -“… Chà, cu cậu khoái vì biết là thoát được một thứ mà chắc chắn là loằng ngoằng lắm…!”. Nên bố nói luôn, bởi tính khoa học trong sự phân chia âm thanh sử dụng trong âm nhạc của châu Âu mà người ta gọi các độ cao của âm thanh sử dụng trong âm nhạc làLa, Si, Đô, Rê, Mi, Fa, Sol. Tại sao bố muốn con bắt đầu từ note La mà không phải từ Đô như là “ Ở trường cô dạy em thế”. Bởi La là note tai người nghe rõ nhất (440 hz). Hồi xưa khi chưa số hóa âm thanh thì người ta tạo ra các thanh mẫu là note La cho các nhạc công, nghệ sĩ biểu diễn lên “dây” cho chuẩn
.Giờ thì con nhìn thấy này, cái điện thoại của bố cũng có sẵn Máy lên dây dùng để lên dây đàn trướckhi sử dụng.
Tóm lại, La, Si, Đô, Rê, Mi, Fa, Sol gọi tắt là NOTE nhạc.
Thôi, bố ko nói dông dài thêm nữa, không phức tạp nhiều, giờ bố đố con đọc thuộc thứ tự lần lượt từ xuôi La, Si, Đô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô, Rê, Mi… rồi ngược Sol, Fa, Mi, Rê, Đô, Si, La, Sol, Fa, Mi, Rê, Đô… Rồi bắt đầu Bất kể từ note nào con cũng thuộc được. Con muốn mấy phút? 5p à? Được, vậy bố ngồi tranh thủ gấp 7 chú chim giấy và viết tênLa, Si, Đô, Rê, Mi, Fa, Sol lên mình chúng để lát chơi với con nhé!...
Việc nữa, giờ bố ghi cho con thế này La là khi gọi tên còn viết là A nhé, Si = B, Đô = C, Rê= D, Mi = E, Fa = F, Sol = G cho dễ làm toán sau này, bố chưa gấp xong con ạ, 5p nữa đi nhé!
Con đọc cho bố nghe nào! Bắt đầu từ … Tốt, bố nghĩ là con nhanh hơn bố hồi xưa"… Biết mà, đồ trẻ con ưa nịnh =)), bố sắp đố “mày” cái khó hơn đây… Đợi nhé!”
Giờ bố con mình đã biết đọc lên là La, Si, Đô, Rê, Mi, Fa, Sol
Nhưng khi viết sẽ là A – B– C – D – E – F - G tương ứng
_ Bố con mình ra cầu thang chơi đi….
_ Nhưng con thích tập đàn!(
Rồi, coi như nghỉ giải lao thôi, giờ con xếp hộ bố theo thứ tự các chú chim A – B– C – D – E – F - G lên các bậc thang theo công thức này chú chim La cách 1 bậc thang đến chú chim Si rồi liền luôn chú chim Đô chú chim Đô cách 1 bậc thang đến chú chim Rê chú chim Rê cách 1 bậc thang đến chú chim Mi rồi liền luôn chú chim Fa chú chim Fa cách 1 bậc thang đến chú chim Sol chú chim Sol cách 1 bậc thang lại đến chú chim La dưới bậc thang 1 này chuyển lên nhé. Đợi bố vẽ lại trên giấy thế này để bố con mình thảo luận
_ Bố ơi! Nửa cung là gì?
_ À, nửa cung là độ cao của âm thanh thay đổi thấp nhất sử dụng trong Âm Nhạc mà tai người nhận biết sự thay đổi đó rõ ràng nhất, nếu thấp hơn hoặc cao hơn khi chưa tới âm thanh quy định tiếp theo thì nghe không rõ và miêu tả là “nghe chênh chênh, phô phô” đó con.
_ À, tức là chim B liền bậc với chim C, chim E với F gọi là nửa cung thì các chú chim còn lại cách nhau 1 cung?
_ Phải.
_ Thế giữa những chú chim cách bậc, cách nhau 1 cung đấy là gì?
_ À, thế này nhé – Tạm coi có một chú chim A đi lên 1 bậc thang, vậy mình phải gọi nó làA đi lên, đặt ký hiệu là # nhé, ghi thế này A#. Cái dấu này đọc “La lên” thì buồn cười lắm, cứ như là La lên, hét lên cho thỏa lòng ý =))). Nên gọi chệch sang từ Hán – Việt là thăng (#), xuống là giáng (b). Chim B đi xuống gọi là Bb… Nhưng con nhớ là không khi nào xuất hiện 2 chú cùng 1 bậc thang đó đâu nhé, cả A# và Bb ý.
_ Khó vậy, tại sao? Con chưa hiểu?
_ Coi như thế này đi, Bố con mình là thầy giáo chủ nhiệm và 7 chú chim là học sinh - vẽ ra 1 sơ đồ phân bổ vị trí cho 7 chú chim ở. Quy định ban đầu là như khoảng cách của các chú chim từ dưới lên (bên trái hình vẽ) - bậc thang 1 là vị trí của lớp trưởng. Hiện tại là A làm lớp trưởng thì các vị trí thứ tự tiếp theo là vậy. Nếu bố con mình cho B làm lớp trưởng thì sao?Con nhìn này, bố cho chim B thay vị trí chim A để làm lớp trưởng, vậy thứ tự tiếp theo là chim C đúng không. Theo sắp xếp ban đầu thì B và C cách nhau nửa cung, nhưng giờ là 1 cung do chim C phải lên 1 bậc thang theo công thức thứ tự khoảng cách bên trái hình vẽa
_ Đô thăng …!
_ Đúng.Giờ lại có bài toán cho con là: Thuộc thứ tự + khoảng cách của A – B– C – D – E – F – G từ dưới lên, từ trên xuống. Câu hỏi sẽ là thế này:
_ A lên 3 cung là gì? C xuống F là mấy cung?... và con phải trả lời được là A lên 3 cung là D# hoặc Eb, C xuống F là 3,5 cung. Con đồng ý không?
_ Vâng, nhưng hôm nay không tập đàn sao bố?
_ Có chứ, con tập bài hôm qua đi cho quen ngón tay với đàn và học thuộc Thứ tự và khoảng cách độ cao của các note nhạc đi nhé! Bố nghe mấy bài hát con thích để xem làm được gì với chúng cho con đây.![]()

Bố ơi! Con thích chơi đàn - Làm toán. 2016-11-08
Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol… là gì?