1. Thông báo sự thay đổi của VIỆT GUITAR – HỢP ÂM HAY
    XIN CẢM ƠN!
    QT WEBSITE
    VŨ HÀ
    Dismiss Notice

(F.tárrega) Adelita

Discussion in 'Tài năng & Tutorial Videos' started by blackwolf13081987, Feb 9, 2012.

Thread Status:
Not open for further replies.
  1. blackwolf13081987

    blackwolf13081987 Mới tập romance

    http://www.youtube.com/watch?v=TOPL63SrPBM
     
  2. Loading...

    Similar Threads Forum Date
    adelita(lâu lâu chơi lại thấy hay) Apr 19, 2010
    Vals en re mayor - Tarrega May 31, 2010
    La Paloma - Tarrega Nov 18, 2012
    Sueno - F.Tarrega Dec 12, 2012
    Media: La Grima - F.Tarrega Jan 6, 2014

  3. Bài này bác tập được bao nhiêu lâu rồi thế? :)

    Bài Adelita này về kỹ thuật có lẽ chỉ tương đương Romance thôi. Cũng giống như bài Lagrima, cái khó của nó nằm ở cách thể hiện. Đáng tiếc là bài này về cả hai mặt đấy em thấy bác có vẻ chưa đạt lắm.

    Thứ nhất là về nhịp. Bài này chơi theo thể Mazurka là một loại điệu nhảy dân gian. Nếu đánh như bác đoạn đầu nghe không ra điệu này, do chơi hoàn toàn sai nhịp và sai về độ to nhỏ. Nhịp của nó là (2 móc đơn, 1 nốt trắng) thì đánh trường độ phải đúng như thế. Đã thế mấy nốt sau (ô nhịp thứ 4) lại nhanh cuống lên làm gì. Mấy đoạn sau cũng sai nhịp rất nhiều. Cái đoạn chạy tầm giây thứ 59 nên đánh đều nhịp với nhau vì đúng ra đoạn đấy phải đánh khoan thai tình cảm, không nên chơi nhanh dần như mấy bài nhạc TBN được. Theo em đoán thì vấn đề về nhịp của bác chủ yếu là do mấy nốt luyến không kiểm soát được tốc độ (ví dụ ngay đoạn đầu mi sol# si ấy). Muốn chữa thì chỉ có cách là nhìn trước bản nhạc để biết nhịp (3/4, 4/4 etc) + Khi tập (và thậm chí cả khi thu âm) đánh phải đập chân cho đúng.

    Vấn đề đánh làm sao cho ra nhịp Mazurka thì thế này: bao giờ nốt đầu tiên trong ô nhịp cũng phải nhấn mạnh hơn các nốt khác. Đặc biệt là ở đoạn đầu, nốt đầu chơi mạnh nhất, sau cùng là nốt đen đệm chơi nhẹ nhất.

    Chỗ 1:06 bác đánh thế này sai rồi. Chỗ đấy luyến thế này: Mi Fa# Mi(nốt mi sau cùng này chập với cả La# và Đô bình ở bè dưới). Nếu nghe như bác đánh ấy thì nó chỉ có luyến mỗi Mi sang Fa thôi đâm ra bè giai điệu thiếu 1 nốt Mi, sau đấy lại đánh mỗi bè trầm tách hẳn ra nữa :| Mấy nốt ở ngay ô nhịp sau đấy nhịp cũng sai luôn. Chỗ đấy nó đánh thế này (móc đơn chấm dôi, móc kép, đen,đen). Thế tức là nốt đầu (si) và nốt thứ hai (đô) nó có dính vào nhau như bác đánh đâu Giải thích mấy cái này ở đây thì rất khó nhưng mà bác chịu khó nghe mấy ông chuyên nghiệp đánh thì sẽ hình dung ra.

    Bác đánh tịt nốt rè nốt hơi bị nhiều đấy. Với những bài chậm thì nó đòi hỏi tiếng đàn khắt khe lắm. Một điều nữa là các chồng nốt thì bác nên lúc thì đánh chập lúc thì đánh rải cho phong phú hơn.

    Thứ hai là về mặt thể hiện thì bác đánh thế này quá chậm so với bình thường. Một điểm sai rất "chết người" nữa là các nốt đệm ở giữa đánh to ngang với các nốt giai điệu chính. Cái này đoạn đầu vẫn còn nghe tạm tạm, đến đoạn 2 đang giai điệu êm êm tự dưng nhảy vào choang 1 nốt vậy nghe rất chối. Đúng ra giai điệu chính của nó chỉ là thế này (đầu đoạn chuyển qua giọng trưởng): sol# , sí mì fa# sol#. Nốt mi và nốt si đánh chập ở giữa 2 nốt sol# và sí (mà em vừa viết ở câu trước) nó chỉ làm nhiệm vụ đệm thôi, đánh phải nhẹ đi nhiều.

    Đấy là mấy thứ mà em có thể góp ý giúp bác. Em tin rằng bác có thể đánh bài này tốt hơn nhiều nữa và nếu có thời gian thì hãy thu lại bản khác.
     
  4. blackwolf13081987

    blackwolf13081987 Mới tập romance

    Hề hề... Bạn vinh nhận xét tinh tế thật. Phục sát đất luôn á :D
    Chỗ 1:06 đúng là mình đánh sai thật, nhưng là cố tình đánh sai đấy. Vì nghe nó... hay hay.
    Còn về nhịp thì thực ra các bài của Tárrega mình không muốn tập theo cách cứng kếu quá, muốn tự do một chút. Do thế mà mình chỉ dậm chân khi tập để có cơ bản về trường độ, đến lúc tập hoàn chỉnh bài rồi thì... phiêu tẹt ga cho nó sướng :)) (bài này mình cũng đã đọc qua, biết là Mazurka, nhưng thực chất mình chả hiểu Mazurka phải đánh thế quái nào). Hì hì...
    Bạn nhận xét chi tiết thật đấy. Mình được học về nhạc lý rất ít, thành ra nhiều cái chỉ lờ mờ, nghe với bắt chước linh tinh thoai. Cho nên có nhiều chỗ cứ tập đại đi, sai đúng sao tính sau ấy mà :)
    Thanks rất nhiều. Mình sẽ cố gắng tiếp thu, nhưng khả năng cũng rất có hạn, thành ra tiếp thu được bao nhiêu phần thì rất khó nói... :D
    Hy vọng những bài sau bạn sẽ tiếp tục nhận xét cho mình chi tiết như vậy.
     
  5. Không có gì đâu bác :) Ngoài việc up bài để mọi người thưởng thức thì đấy cũng là một cơ hội để mình học hỏi phải không bác? :)

    Thật ra bài gì cũng phiêu được hết (rubato), nhưng phải đúng lúc đúng chỗ :D Cái này rất khó đối với dân nghiệp dư nên nói chung em nghĩ là mới đầu mình chỉ nên bắt chước các đại ka cũng đủ bở hơi tai rồi. Theo ý kiến riêng của em thì mấy bài của Tarrega chỉ hơi phiêu hơn nhạc của Bach một chút thôi, còn phiêu nhiều thì có thể là mấy bài của Albeniz, Barrios với lại Granados ấy, không thì mấy bài hiện đại (của Dyens hay York etc) thì cũng phiêu thả cửa lắm :) Bác thử nghe Cavatina thì biết.

    Để xử lý to nhỏ hay co dãn nhịp cho tốt thì theo kinh nghiệm của em, nên xem bản nhạc và phân tích trong khi nghe nhiều người khác nhau chơi. Phải biết đâu là chủ đề của bài, đến chỗ nào là hết câu nhạc. Thực ra nhạc cũng chia ra câu ý như là thơ ấy, hết câu thì có thể nghỉ gần như tự do được, không nên đánh liền luôn 1 mạch sang câu mới. Sau đấy thì mới bắt đầu tập. Mà khi tập cũng phải cho đúng, thuộc đánh trơn không sai nốt nào rồi mới đến thêm các hiệu ứng biểu cảm vào.

    Mấy thể loại cổ điển này các bè các câu nhạc nó đối nhau từng tí một ấy, các bè đi câu trước câu sau lên xuống thật ra nhiều khi có liên quan đến nhau lắm. Đâm ra những bài nhạc Bach hay Tarrega trở về trước nghe tưởng đơn giản nhưng thật ra phân tích kỹ sẽ thấy rất phức tạp, có thể ví với kiểu thơ Đường ấy :) âm nhạc của mấy ông thời kỳ đấy có thể gọi là nhạc bác học cũng là vì thế. Nói chung mình nên nắm được phong cách của nó mà biểu diễn cho hợp lý.

    Em nghĩ là bác nên tự tin lên :)) phải coi mình là tài năng nở rộ ấy chứ (đúng là như thế!), sao lại tiếp thu có hạn được :p
     
  6. blackwolf13081987

    blackwolf13081987 Mới tập romance

    Hì hì... Tất nhiên việc mình post bài lên nhằm mục đích chính là để mọi người nhận xét, sửa chữa những chỗ chưa được (chứ thực ra không dám nghĩ đến cái vụ để mọi người thưởng thức đâu á) :D

    Mình cứ tưởng nhạc của Bach phải rất nghiêm túc về nhịp phách chứ nhỉ? Thêm vào đó, mình được nghe rằng nhạc của Bach thuộc loại cực kỳ khó, vì nó là nhạc đa bè lại vừa phức tạp về tiết tấu, giai điệu. Mình chọn tập Tarrega trong thời gian này vì mình thấy nhạc Tarrega rất giàu cảm xúc, đồng thời cảm xúc cũng rất dễ để cảm nhận được (tất nhiên thể hiện nó lại là vấn đề khác). Tuy nhiên, ngoài cảm xúc ra, những bản nhạc của Tarrega còn hỗ trợ mình rất nhiều về kỹ thuật. Có thể nói bạn không tin, nhưng bài Adelita khi mình mới tập cũng có tương đối nhiều trở ngại đối với mình. Nó kèm nhiều chỗ luyến xuống cần thể hiện thật rõ (mọi người hay gọi là cu-lê gì đó). Mình tập đến độ đau buốt hết cả ngón út trong mấy ngày liền đấy. Đồng thời bản này mình cũng tìm thấy tương đối nhiều dị bản (lỗi đoạn chỗ 1:06 là 1 lỗi như thế, nhưng về sau mình đã không sửa lại theo bản chuẩn nhất, mặc dù thực tế đánh theo bản chuẩn dễ hơn hẳn :D).

    Mình cũng có nghe nhiều người chơi bản này và rất thích bản của Nikos Piperis thể hiện - không quá hoa mỹ, không quá chau chuốt, nhưng mình cảm thấy sự "cổ điển" trong cách chơi như vậy. Bản của Đặng Ngọc Long thì thực sự rất hay, nhưng nó lại đại diện cho cái hoàn hảo mình khó vươn tới được, do đó mà mình đã không bắt chước theo :D
    Ngày trước cũng được nghe loáng thoáng về mấy cái vụ câu nhạc với các quãng lên, quãng xuống, và ý nghĩa sự lên xuống đó. Tuy nhiên do không được học nhạc lý cẩn thận nên cũng chẳng hiểu mấy. Đa phần cứ chơi bừa đi, "đúng sai hồi sau sẽ rõ" :))
    Đối với 2 bài của Tarrega mình mới tập đều có sự phân tích và tách thành câu nhạc để tập, tuy nhiên mình vẫn không rõ nguyên tắc xử lý các câu như thế nào thì hợp lý, đặc biệt là cách xử lý âm sắc từng câu. Theo mình biết thì đối với âm nhạc cổ điển, thông thường thì trong 1 câu lớn sẽ có những vế nhỏ hơn. Các vế nhỏ hơn mà có sự "lặp lại" (ở một góc độ nào đó) thì được coi là sự "trả lời" lẫn nhau của các vế. Do đó mà phải thay đổi âm sắc (để làm chúng khác biệt nhau). Tuy thế việc thực hiện ở thời điểm hiện tại khả năng là hơi quá sức. Hì hì... Mình hy vọng những năm sau này sẽ làm được việc đó :D

    Mình vốn không phải người nhút nhát, tự ti, ngược lại còn là người biết rất rõ mình đang ở điểm nào, mình phát triển với tốc độ nào nữa cơ. Do đấy không thể coi là "tài năng nở rộ" được, khi mà mình đang bước sang năm thứ 6 cầm đàn với trình độ thì chỉ như hiện tại :D
    Thanks bạn Vinh. Chưa cần nói tới những gì mà các nhận xét của bạn có ích đối với mình, chỉ cần thấy bạn nhận xét rất chân thành và sâu sắc. Điều đó quả là vô cùng hiếm gặp :)
     
  7. Bach thì nghiêm về nhịp phách nhưng vẫn phiêu được về to nhỏ âm sắc, vibrato nhiều lắm. Còn thì ông nào chả có bài khó bài dễ hả bác? =)) Đến cả Carulli cũng có đầy tác phẩm lớn ở trình độ cao chứ không phải chỉ có mỗi mấy bài tập đâu. Em nhớ không nhầm thì Bach cũng có một bài bouree hay gì đó ngắn mà lại dễ, hay là Prelude in C chẳng hạn. Những bài đấy em nghĩ hoàn toàn nằm trong trình độ hiện tại của bác.

    Cái kỹ thuật luyến dây trong bài này tiếng Anh gọi là pull off còn các thứ tiếng khác thì em cũng không rõ lắm. Đại khái nó là một ngón bấm còn ngón kia gẩy gần giống kiểu gẩy ép dây của tay phải ấy, tức là khi thực hiện xong động tác thì nó sẽ chạm vào dây dưới. Gẩy cho kêu và đúng nhịp cũng đòi hỏi tập luyện không ít đâu, bác đau tay có mấy hôm là còn ít đấy :)) nhiều khi vấn đề to nhỏ không hẳn thật sự chỉ phụ thuộc vào lực mà còn cả độ chính xác nữa. Nói chung là nếu bấm đứng ngón chuẩn, gẩy dứt khoát bằng đúng đầu ngón tay thì ra âm không khó lắm đâu.
     
  8. blackwolf13081987

    blackwolf13081987 Mới tập romance

    Vấn đề là bài dễ nhất nhạc Bach cũng khó gấp nhiều lần bài dễ của các cụ khác. Mấy bài Bouree, Prelude, Menuet... gì gì đó đều là những khúc thuộc một tổ khúc. Có lẽ bác nói đến mấy cái Suite được chuyển soạn từ cello sang cho guitar của Bach. Đúng là có một số bài có vẻ dễ, nhưng trên thực tế thì tập nó chưa chắc đã dễ chút nào đâu :) Còn Carulli, tất nhiên là có nhiều tác phẩm lớn rồi. Những bài tập kia chỉ là etude để phát triển kỹ thuật guitar với để làm giáo trình dạy học của ông ấy thôi :)

    Theo cách nói của bạn thì có lẽ bạn đọc Pumping Nylon đúng không? Hì, mình cũng đọc một ít cuốn đấy, nhưng lại không thực sự tập theo giáo trình đó. Mình đọc để tham khảo cái chung với cái riêng giữa các giáo trình mà thôi :D
     
  9. Bài Bourree là của Lute suite BWV 996, không phải bourree của cello đâu. Đấy mới là bài dễ chứ Bourree 1 & 2 đều khó cả. Mấy bài đấy em gợi ý cho bác vì em cũng đã tập xong hết từ lúc mới cầm đàn ... chưa được nửa năm.
     
  10. blackwolf13081987

    blackwolf13081987 Mới tập romance

    Hì hì... Mình chỉ nhớ mang máng là của mấy tổ khúc gì đó, chứ chẳng nhớ rõ là chuyển soạn từ cello hay lute. Nói chung nhạc Bach thì mình nghe nhiều, nhưng nhớ tên bài theo số hiệu thì... quả là hơi khó :D
    Kỳ thực thì nửa năm của một người học bài bản và có thầy hướng dẫn rất khác so với một người tự học. Đến năm thứ 3 cầm đàn mình mới biết đến những ký hiệu chỉ ngón tay p, i, m, a... và kỹ thuật ép ngón, luân phiên ngón trong cổ điển chứ chưa nói đến những vấn đề khác như nhịp, bè... Lúc ấy đa phần là học truyền tay hoặc cùng lắm là tập theo tab mà thôi. Cũng một vấn đề nữa là khi ấy mình hoàn toàn không có nhiều ý định với guitar như bây giờ. Nếu ngày ấy nghe 1 bản của Bach, có lẽ chỉ cười khẩy 1 phát mà phán "Dễ ợt, nhưng chẳng hay, chẳng thèm tập" ấy chứ :)) Bây giờ càng tập nhiều, nghe nhiều, càng thấy cái gì cũng khó vì khi xưa học hành không cẩn thận :)
     
  11. DucKnight

    DucKnight ăn hại nhất VG 8-}

    cái bài BWM 996 kia mình tập mãi mà đếch tập đc :(
     
Thread Status:
Not open for further replies.

Share This Page

Loading...